Kiến thức

Golf Course Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Golf Course

Golf course là gì? Đây chắc hẳn sẽ là câu hỏi đầu tiên của golfer khi bắt đầu tìm hiểu về môn thể thao quý tộc. Golf course là thuật ngữ tiếng Anh được dùng để chỉ khoảng sân nơi tổ chức các giải đấu golf. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá các đặc điểm của 1 golf course tiêu chuẩn, cũng như cách phân loại sân golf cơ bản nhé.

Golf Course là gì? Các thành phần chính của golf course

Với những golfer còn chưa hiểu rõ khái niệm golf course là gì, thì golf course (hay golf link – sân golf) đều là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng để chỉ khu vực sân để tập luyện hoặc tổ chức các giải đấu golf. Golf course sẽ có nhiều lỗ golf (tùy loại sân) với các khu vực chính như khu phát bóng, khu fairway, rough, các bunker được bố trí đan xen dựa trên dụng ý của nhà thiết kế, mang đến nhiều thách thức cho người chơi.

Golf course là gì là thắc mắc của nhiều golfer
Golf course là gì là thắc mắc của nhiều golfer

Các sân golf thường được nối từ nhiều mảnh đất nhỏ, với 18 lỗ golf tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở các sân golf nhỏ chỉ có 9 lỗ, golfer có thể chơi thành 2 vòng.

Một golf course tiêu chuẩn hiện nay thường gồm các thành phần chính sau (golfer sẽ phải trải qua hết các khu vực này mới chính thức hoàn thành 1 vòng chơi golf):

  • Khu vực Teebox

Đây chính là điểm khởi đầu của 1 vòng chơi golf, nơi golfer có thể thực hiện những cú swing hoàn hảo nhất để bắt đầu một trận đấu golf. Khu vực teebox thường là một bề mặt phẳng, được trồng cỏ mềm để golfer đánh bóng và xác định hướng bóng dễ dàng hơn. Hiện nay, phần lớn các sân golf đều có nhiều hơn 1 teebox trong 1 lỗ golf. Ở mỗi tee sẽ có 1 điểm đánh dấu tương ứng với điểm bắt đầu thực hiện swing golf. Vị trí phát bóng của golfer sẽ nằm ở giữa 2 điểm đánh dấu của các tee.

  • Khu fairway

Fairway là khu vực nằm giữa lỗ golf và teebox. Khu vực fairway thường được phủ cỏ cứng, cắt sát mặt đất. Đây đồng thời cũng là khu vực dễ tiếp cận với green nhất, nên đưa được bóng vào fairway vẫn luôn là mục tiêu mà mọi golfer muốn hướng đến.

  • Green golf

Trên sân golf, green golf chính điểm cuối của 1 lỗ golf. Cỏ ở khu vực này thường ngắn và mềm, tạo điều kiện để golfer thực hiện cú putting cuối cùng.

  • Khu vực Rough

Khu vực rough thường nằm bao quanh fairway nên còn được coi là 1 dấu hiệu để nhận biết fairway trên sân mà golfer cần biết. Cỏ của khu vực này thường có độ dài ngắn khác nhau, nhưng sẽ dài hơn cỏ ở green và fairway, nên golfer thường rất khó xử lý nếu đánh trúng bóng vào khu vực này. Khu rough chính là một trong những thử thách khó nhằn mà người chơi sẽ trải qua khi đánh golf trên sân.

  • Các chướng ngại (Hazards)

Các chướng ngại trên sân như bunker, bẫy nước, hầm,… đều được gọi chung là Hazards. Hazards của sân golf thường được bố trí tùy vào cấu trúc sân và ý đồ của nhà thiết kế, nhưng chủ yếu các chướng ngại sẽ tập trung nhiều ở khu vực fairway và gần green. Các chướng ngại sẽ mang đến nhiều thách thức cho golfer trong quá trình đánh bóng, từ đó mang đến những trận đấu/cuộc chơi thú vị hơn.

Sân golf tiêu chuẩn chia thành các khu vực chính khác nhau
Sân golf tiêu chuẩn chia thành các khu vực chính khác nhau

Golf course được phân loại như thế nào?

Bên cạnh khái niệm golf course là gì, cách phân loại sân golf cũng là một trong những vấn đề mà nhiều golfer thắc mắc nhất. Có nhiều cách phân loại golf course khác nhau. Đó cũng chính là lí do vì sao có nhiều loại sân golf vô cùng đa dạng. Mỗi loại sân golf sẽ phù hợp với sở thích và nhu cầu của golfer. Dưới đây là 1 số cách phân loại sân golf mà golfer nên biết.

Phân loại sân golf dựa trên quyền hạn tham gia của golfer

Dựa trên quyền tham gia của golfer, sân golf hiện nay được chia làm 3 loại:

  • Public Course (Sân golf công cộng, công khai)

Sân golf Public là sân golf mà ai cũng có thể vào tập hoặc thi đấu tại đây được. Ở các sân golf này, golfer chỉ cần trả phí sân cỏ mà không cần đóng phí thành viên. Ở Việt Nam hiện nay chưa có loại sân golf này, nhưng đây lại là một trong những kiểu sân vô cùng phổ biến trên thế giới. Ví dụ như sân Waterview Golf Club ở Texas, Mỹ, sân Kausai Chau ở Hongkong,…

  • Semi – Private Course (Sân golf bán riêng tư)

Sân golf bán tư thường chỉ mở ra để phục vụ hội viện (và khách của hội viên). Một số sân golf dạng này vẫn mở cửa để đón khách vãng lai, nhưng phí dịch vụ khá đắt đỏ, nên đây cũng được mệnh danh là loại sân dành cho tầng lớp golfer có thu nhập cao.

Mặc dù có chi phí khá đắt đỏ và mô hình giới hạn thành viên nhưng chất lượng dịch vụ tại các sân golf này cũng vô cùng tương xứng. Khi chơi golf tại đay, golfer không chỉ được trải nghiệm những tiện ích đẳng cấp hàng đầu, mà còn được đảm bảo riêng tư và độ an toàn.

Loại sân semi-private khá phổ biến ở cả Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, 1 số sân golf kiểu semi-private có thể kể đến như sân golf The Bluffs Hồ Tràm Srips, FLC Quy Nhơn,,…

  • Private Course (Sân golf riêng tư)

Private Course chính là kiểu sân cao cấp nhất trong số các loại sân golf, chỉ mở cửa phục vụ số lượng hội viên và khách của hội viên giới hạn với mức phí cực cao. Tại Việt Nam, sân golf private course có mức giá “trên trời” có thể kể đến như sân golf Twin Doves ở Bình Dương hay sân golf Vân Trì Hà Nội.

Sân golf public mở cửa cho mọi golfer
Sân golf public mở cửa cho mọi golfer

Phân loại golf course theo yếu tố môi trường và địa hình

Dựa trên yếu tố địa hình và môi trường, sân golf được chia thành 5 loại như sau:

  • Link course (Sân golf gò cát)

Đây là loại sân golf nổi tiếng và lâu đời nhất trong các loại sân golf, được xây dựng lần đầu tiên ở Scotland. Các sân golf dạng gò cát thường nằm gần bờ biển, nằm ngay trên các vùng đất cát ven biển với bề mặt chắc chắn. Điểm nổi bật của các link course chính là những khung cảnh thảm cỏ xanh xen lẫn với cồn cát cùng gió lớn tự nhiên quanh năm. Tại Việt Nam có 1 số sân golf dạng gò cát khá nổi tiếng như sân Vinpearl Nam Hội An, KN Links Cam Ranh,…

Link course nằm ngay bên bờ biển
Link course nằm ngay bên bờ biển
  • Parkland course (Sân công viên)

Sân golf công viên được đánh giá là có bề mặt sân không vững chắc như sân gò cát, đồng thời đây cũng là kiểu sân có nhiều hạn chế về địa hình. Nhưng bù lại, sân golf công viên thường sở hữu khung cảnh vô cùng tươi mát với thảm thực vật phong phú gồm các rặng cây bụi, cây cổ thụ cùng vùng fairway xanh tốt luôn được chăm sóc kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, dưới bàn tay khéo léo của các nhà thiết kế, sân golf công viên hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thách thức cho golfer với sự xuất hiện của các bẫy cát, bẫy nước cùng nhiều chướng ngại vật thú vị khác. Trên thế giới, sân golf kiểu công viên nổi tiếng nhất chính là sân Augusta National – nơi diễn ra giải đấu The Masters. Còn tại Việt Nam, một trong những sân golf hiếm hoi được xây dựng theo phong cách Parkland Course là sân golf NovaWorld Phan Thiết.

Parkland Course có khung cảnh như công viên
Parkland Course có khung cảnh như công viên
  • Heath-land course (Sân golf cổ)

Từ “heath” trong “heath-land course” ở Anh được dùng để chỉ những khu đất chưa được trồng trọt, với thảm thực vật gồm cây thạch anh, kim tước và cỏ thô nhiều màu sắc. Sân golf cổ cũng gồm những đặc điểm tương tự với fairway rộng, quanh co với cảnh quan nhiều bụi rậm, được trồng xen kẽ nhiều loại cây như thông, thạch thảo,… Đó chính là lý do vì sao loại sân này có tên là heath-land course.

Loại sân golf cổ này cũng nằm sâu trong đất liền, nhưng được đánh giá là có độ mở hơn so với parkland course. Thậm chí, sân golf cổ còn có phần giống sân links ở chỗ đất ít dinh dưỡng, địa hình nhấp nhô với nhiều vùng cát tự nhiên. Các sân golf cổ hiện này thường có chủ yếu ở Anh.

Sân golf cổ có chủ yếu ở Anh
Sân golf cổ có chủ yếu ở Anh
  • Desert course (Sân golf sa mạc)

Sở dĩ có tên là sân golf sa mạc vì loại golf course này thường được xây dựng trên những vùng hoang mạc khô cằn, chủ yếu nằm ở Tây Nam của Mỹ. Đây là kiểu sân độc đáo rất thích hợp với golfer yêu thích trải nghiệm mới lạ.

Cảnh quan hoang mạc tại sân kiểu desert
Cảnh quan hoang mạc tại sân kiểu desert
  • Resort course (Sân golf nghỉ dưỡng)

Đúng như tên gọi của nó, sân golf nghỉ dưỡng là sự kết hợp giữa sân đánh golf và khu nghỉ dưỡng xung quanh. Tương tự như kiểu sân golf bán riêng tư và sân golf riêng tư, sân golf nghỉ dưỡng cũng ưu tiên phục vụ một đối tượng khách hàng nhất định – hội viên và khách nghỉ dưỡng của khu resort.

Hội viên và khách nghỉ dưỡng của khi resort sẽ được ưu tiên chơi golf vào những khung giờ chính. Còn khách vãng lai và các đối tượng golfer khác sẽ được chơi golf vào một số khung giờ nhất định và thường phải chi trả mức phí dịch vụ khá cao.

Sân golf kết hợp resort cao cấp
Sân golf kết hợp resort cao cấp

Các loại golf course phân theo độ dài và kích thước

Mỗi sân golf thường có độ dài và kích thước khác nhau dựa trên nhiều yếu tố: mục đích của chủ đầu tư, điều kiện địa hình tự nhiên,… Tuy vậy, vẫn có những tiêu chuẩn về kích thước và độ dài để phân chia thành 1 số loại golf course dưới đây:

  • Sân golf 18 lỗ truyền thống

Hiện nay, các sân golf 18 lỗ thường được lấy làm tiêu chuẩn theo luật golf với chiều dài sân đa dạng. Yếu tố chiều dài của sân golf 18 lỗ còn phụ thuộc vào chiều dài của các lỗ golf par 3, 4, 5. Chiều dài tối thiểu của 1 sân 18 lỗ là 5200 yards, 66 gậy tiêu chuẩn. Sân golf 18 lỗ cũng là loại sân được dùng rộng rãi để tổ chức thi đấu.

  • Sân golf nhỏ 9 lỗ

Dù được xếp vào loại sân golf nhỏ nhưng sân golf 9 lỗ vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như sân golf 18 lỗ với các lỗ golf par 3, 4, 5 theo quy định. Khi chơi tại sân 9 lỗ, golfer thường chơi thành 2 lần để đủ 1 vòng golf.

Các golf course có kích thước và chiều dài đa dạng nhưng vẫn theo tiêu chuẩn
Các golf course có kích thước và chiều dài đa dạng nhưng vẫn theo tiêu chuẩn
  • Sân golf 36 hố

Sân golf 36 hố được nhiều golfer lựa chọn tại Việt Nam. Với số lượng hố lớn hơn giúp mang đến cho golfer nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Với những golfer muốn rèn luyện thêm khả năng đánh golf ở nhiều dạng địa hình khác nhau thì không nên bỏ qua sân golf 36 hố. 

  • Sân golf thực hành (Executive course)

Sân golf thực hành có quy mô tương đương với sân golf nhỏ 9 lỗ. Nhưng số lượng lỗ par 3 tại các sân golf này sẽ nhiều hơn lỗ par 4 và par 5.

  • Sân golf par 3

Đúng như tên gọi của nó, trong số các loại sân golf đây là sân có nhiều lỗ golf chuẩn par 3 nhất. Sân golf par 3 có thiết kế tương tự như sân 9 lỗ, rất thích hợp để golfer luyện short game.

  • Sân golf tiếp cận

Loại sân này có thiết kế giống sân golf par 3 nhưng với các lỗ golf ngắn hơn. Sân golf tiếp cận rất phù hợp để luyện pitching hoặc chipping.

Kiến thức về sân golf chắc chắn sẽ là những kiến thức căn bản mà một golfer nên biết, đặc biệt là những người mới “nhập môn”. Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về khái niệm golf course là gì cũng như cách phân loại sân golf. Hy vọng sau bài viết này, golfer đã có có câu trả lời cho câu hỏi golf course là gì, đồng thời nắm rõ các loại sân golf cũng như đặc điểm của từng kiểu sân.

Ngày đăng 8:16 - 07/12/2022 - Cập nhật lúc: 11:00 sáng

Bình luận (1)

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *