Luật Đánh Team Trong Golf Và Các Thể Thức Thi Đấu Mà Golfer Cần Biết
Golf được biết đến là một bộ môn thể thao đặc biệt trong cả cách chơi và cách tính điểm. Chính vì vậy, các golfer cần trang bị về kiến thức để luôn chủ động trong trận đấu, đặc biệt là luật đánh team trong golf. Bài viết dưới đây, GolfTimes đã tổng hợp những kiến thức về luật team mà golfer không nên bỏ qua.
Lý do golfer cần hiểu rõ về luật đánh team trong golf?
Để có thể chơi tốt bộ môn golf đòi hỏi người chơi cần phải nắm chắc những kỹ thuật trên sân cỏ cũng như thông thạo về các thuật ngữ chuyên môn. Bởi trong golf có nhiều thể thức thi đấu cùng cách tính điểm phức tạp được quy định khác nhau. Do đó, để có thể sẵn sàng nhập cuộc và chiến đấu trong mọi trận, golfer cần phải hiểu rõ về luật đánh team trong golf và những thể thức thi đấu được sử dụng nhiều nhất nhất hiện nay.
Trên thế giới và cả ở Việt Nam, mỗi năm đều tổ chức rất nhiều các giải đấu golf từ nhỏ đến lớn. Mỗi giải đấu đều được thi đấu dưới các hình thức khác nhau, có thể kể đến như: Đấu gậy, đấu đối kháng, đấu đồng đội đối kháng,… Có những giải đấu chỉ áp dụng duy nhất một hình thức thi đấu.
Song, cũng có nhiều giải áp dụng nhiều hình thức thi đấu trong mỗi vòng. Tại đây, ban tổ chức sẽ lựa chọn một hình thức thi đấu khác nhau và đưa ra những quy định rõ ràng, yêu cầu người chơi phải tuân theo những điều lệ trong giải đấu.
Chính vì vậy, chỉ khi hiểu rõ được kiến thức này, golfer mới có thể tập luyện, nâng cao kỹ năng chơi golf của mình. Đồng thời, luôn trong tư thế chủ động trong các trận đấu cũng như dễ dàng đối phó với những tình huống phát sinh khác.
6 thể thức thi đấu phổ biến nhất hiện nay và cách tính điểm
Hai hình thức thi đấu cơ bản nhất phải kể đến đó là đấu đối kháng (Match Play) và đấu gậy (Stroke play). Ngoài ra, tại các quốc gia khác trên thế giới có thêm nhiều hình thức thi đấu golf khác nhau. Trong đó, Stableford được xem là hình thức thi đấu chính thức và hai hình thức thi đấu đồng đội phổ biến được nhiều người biết đến đó là Foursome và Four ball,…. Ngoài ra, có một số hình thức nổi tiếng khác nhưng chưa được sử dụng thường xuyên trong thi đấu, đó là Scramble, Green Some, String,…
Thể thức thứ nhất – Đấu đối kháng (Match Play)
Trong đấu đối kháng, những người chơi sẽ đấu trực tiếp với nhau để đưa bóng vào lỗ golf. Thông thường số lượng người chơi cho hình thức thi đấu này sẽ là 2 người. Cũng giống như Stroke Play, sau khi kết thúc người chơi nào có số điểm thấp handicap thấp hơn thì sẽ dành được chiến thắng. Mặt khác, nếu trong quá trình thi đấu, tại cùng một lỗ golf, điểm số của hai người chơi bằng nhau thì lỗ golf đấy sẽ được chia đôi và tính hóa.
Đây cũng là một hình thức thi đấu phổ biến, hầu hết đều được áp dụng vào các giải golf tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó có hai giải đấu lớn, nổi tiếng cũng sử dụng thể thức này để các golfer tranh tài. Đó là giải vô địch đối kháng VPG Tour 2018 và giải vô địch golf đối kháng quốc gia năm 2018.
Thể thức thứ hai – Stroke Play
Với các golfer thì đây là thể thức đấu gậy vô cùng quen thuộc. Theo quy định về luật đánh team trong golf, mỗi đội chơi theo thể thức Stroke Play sẽ thi đấu tổng cộng là 18 hố. Khi kết thúc trận đấu, dựa trên tổng điểm mà mỗi người chơi chơi được ở mỗi hố tại một vòng đấu hoặc cả giải để tính điểm. Trong đó, đội nào có tổng điểm thấp nhất sẽ trở thành đội chiến thắng.
Do có hình thức thi đấu khá đơn giản nên được áp dụng hầu hết ở các giải đấu cả những giải chuyên nghiệp lẫn không chuyên. Thường sẽ thấy nhất là ở các giải đấu giải golf Junior. Tại Việt Nam, vào năm 2019 hệ thống giải Hà Nội Junior Golf Tour do Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội tổ chức cũng áp dụng thể thức thi đấu này với các golfer.
Ngoài ra, tại các giải đấu chuyên nghiệp, cả hai đội đều có kết quả điểm là hòa nhau thì người chơi sẽ phải tiếp tục thi đấu vòng play – off. Từ đó, ban tổ chức có thể tính được số điểm và tìm ra được đội chiến thắng.
Thể thức thứ 3 – Foursome
Đối với thể thức thi đấu này thường sẽ có nhiều quy định hơn về luật đánh team trong golf. Đặc biệt, thể thức Foursome còn có thể kết hợp với hai hình thức khác nhau trong thi đấu đó là Match Play và Stroke Play. Sự kết hợp này nằm tạo ra những trận đấu hấp dẫn, thú vị.
Theo đó, hai golfer trong cùng một đội sẽ luân phiên nhau để đánh bóng. Người chơi thứ nhất sẽ sẽ tee off tại hố golf số lẻ. Ngược lại, người chơi sau sẽ tee off trên hố golf số chẵn.
Đặc biệt, hai golfer cùng đội vẫn luân phiên đánh đánh cho đến khi đưa được bóng golf vào hố. Không cần quan tâm người chơi nào sẽ đưa bóng vào hố đầu tiên. Trong trường hợp xảy ra cú đánh phạt thì cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến thứ tự đánh bóng của đội chơi đó.
Được biết, từ thể thức thi đấu Foursome người ta còn biến thể thành nhiều phiên bản khác nhau. Cụ thể là thể thức Greensome, Canadian Foursome, Foursome hỗn hợp hoặc thi đấu ở hình thức hai đội chọn thành viên nam và nữ thay phiên nhau đánh bóng. Đặc biệt, trong Canadian Foursome, mỗi người chơi đánh bóng của riêng mình từ vị trí tee off phát bóng. Sau đó dựa vào tình hình sẽ quyết định chọn quả bóng nào nằm ở vị trí tốt nhất để tiếp tục, những quả còn lại sẽ được loại bỏ.
Thể thức thứ tư – Fourball
Fourball là một trong những thể thức trong thi đấu golf được nhiều người chơi yêu thích. Với thể thức này, tinh thần đồng đội là đặc trưng nổi bật nhất. Đây cũng chính là yếu tố quyết định đến đội chơi nào sẽ giành được chiến thắng.
Luật đánh team trong golf ở Fourball chủ yếu được diễn ra với hình thức thi đấu theo nhóm. Tương tự như thể thức Foursome, mỗi golfer sẽ thực hiện cú đánh bóng của riêng mình. Trong suốt quá trình thi đấu, người chơi sẽ tự đánh bóng từ vị trí tee off cho đến khi bóng golf được đưa vào lỗ.
Hiện nay, có thể kết hợp giữa Fourball, Match Play và Stroke Play trong thi đấu với nhau. Trong trường hợp này, người chơi nào có điểm số thấp nhất đội sẽ chiến thắng tại hố golf đó. Đồng thời ghi thêm 1 điểm cho đội của mình. Kết thúc một vòng đấu golf, đội nào có điểm số bóng ghi vào hố nhiều nhất sẽ giành được chiến thắng.
Thể thức thứ năm – Best Ball
Thể thức này còn được biết đến với tên gọi khác là Better. Nếu hiểu rõ về Best Ball, golfer sẽ nhận ra thể thức này có nhiều điểm tương đồng cùng với Fourball. Thể thức cho phép các đội nhóm thi đấu bao gồm 2,3 hoặc 4 người. Tùy vào quy định của mỗi giải đấu mà người chơi có thể chọn thi đấu theo thể thức Match Play hoặc Stoke Play.
Trong quá trình thi đấu, mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt thực hiện cú đánh bóng của mình. Sau khi hoàn thành, tổng điểm của cả đội sẽ được tính dựa trên điểm số tốt nhất của thành viên trong đội.
Thể thức thứ sáu – Stableford
Stableford được biết đến là hình thức thi đấu theo cá nhân hoặc theo đội nhóm. Luật đánh team trong golf của thể thức này cũng giống như luật đánh cá nhân và Stroke Play.
Với Stableford sẽ có một hệ thống tính điểm riêng biệt. Theo đó, đội chiến thắng trong trận đấu sẽ là đội đạt được số điểm cao nhất. Theo quy tắc 32 trong “Rules of Golf”, điểm thi đấu của mỗi đội chơi sẽ được tính tại từng hố golf. Với từng thuật ngữ trong golf dùng để tính điểm số mỗi đội như sau:
- Double Bogey hoặc hơn: 0 điểm.
- Bogey: 1 điểm.
- Par: 2 điểm.
- Birdie: 3 điểm.
- Eagle: 4 điểm.
- Double Eagle: 5 điểm.
Kết thúc vòng chơi, các golfer sẽ được Ban tổ chức tính điểm để phân biệt thắng – bại. Sau tổng cộng 18 hố golf, cá nhân hoặc đội chơi nào có điểm số cao nhất sẽ là đội chiến thắng trung cuộc.
Hiện nay, các thể thức thi đấu trong golf được biến đổi liên tục nhằm tạo ra sự sáng tạo. Do đó, để sẵn sàng nhập mọi trận đấu, golfer cần phải nắm rõ được quy luật đánh team trong golf. Ngoài ra, các thể đấu trong golf và cách tính điểm cũng là một kiến thức quan trọng. Khi đó, các thành viên trong một team sẽ có được những chiến thuật chơi tốt, tự tin xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình tập luyện và thi đấu.
Trên đây là thông tin về luật đánh team trong golf cũng như cách chơi, cách tính điểm của 6 thể thức thi đấu phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, kiến thức này sẽ giúp các golfer ngày càng tiến bộ hơn trong bộ môn quý tộc – golf. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, golfer hãy bình luận dưới bài viết để được giải đáp chi tiết nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!